Diễn đàn sinh viên hàng hải
Hãy đăng kí trở thành thành viên của diễn đàn ngay bây giờ để cùng nhau trau đổi và học hỏi bạn nhé!
Hãy góp phần làm cho diễn đàn thêm lớn mạnh bằng việc đăng kí trở thành thành viên diễn đàn và tích cực Post bài.

Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn sinh viên hàng hải
Hãy đăng kí trở thành thành viên của diễn đàn ngay bây giờ để cùng nhau trau đổi và học hỏi bạn nhé!
Hãy góp phần làm cho diễn đàn thêm lớn mạnh bằng việc đăng kí trở thành thành viên diễn đàn và tích cực Post bài.
Diễn đàn sinh viên hàng hải
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thuật Ngữ Hàng Hải (3) tt 1-2

Go down

Thuật Ngữ Hàng Hải (3) tt 1-2 Empty Thuật Ngữ Hàng Hải (3) tt 1-2

Bài gửi  Robin Thu Feb 16, 2012 11:49 pm

Lo/lo (nhấc lên hạ xuống)

Từ viết tắt của "lift-on lift-off". Hệ thống bốc dỡ hàng hóa có sử dụng cần cẩu để đưa hàng lên xuống tàu biển nhằm phân biệt với cách bốc dỡ hàng bằng băng tải, đường ống hoặc hàng hóa tự di chuyển lên xuống tàu “há mồm” (ro/ro - roll on/roll off) như ô-tô và một số phương tiện tự hành khác (máy xúc, máy ủi...).

After end (phía sau)

Phía đuôi tàu biển, thường gọi là "phía lái" (để phân biệt với "phía mũi").

Austral (hợp đồng mẫu Austral)

Hợp đồng vận chuyển theo chuyến do Phòng Hàng hải Anh (Chamber of Shipping of the United Kingdom) và Hội kinh doanh hàng hạt của Úc (Australian Grain Shippers' Association) phối hợp soạn thảo dùng để vận chuyển hàng hạt xuất khẩu từ Úc. Tên đầy đủ của hợp đồng này là "Chamber of Shipping Australian Grain Charter".

Steel pipe (ống thép)

Ống làm bằng thép, dài, rỗng ở giữa; sử dụng phổ biến trong công nghiệp dầu khí và công trình thủy. Tùy theo công dụng, ống thép được sản xuất và vận chuyển dưới dạng không có lớp phủ bên ngoài và có lớp phủ bên ngoài. Ví dụ như, ống thép có lớp bê-tông phủ bên ngoài để chống ăn mòn. Những ống loại này cần được bảo quản và vận chuyển cẩn thận để tránh bị hư hỏng lớp bảo vệ (lớp phủ bên ngoài thép).

Supplytime (hợp đồng mẫu supplytime)

Hợp đồng thuê tàu định hạn do Tổ chức Hàng hải quốc tế và Ban-tích (Baltic and International Maritime Council - BIMCO) phát hành (published) dùng cho các tàu thuê tàu định hạn làm dịch vụ ngoài khơi (off-shore) như thăm dò, khai thác dầu khí; khảo sát, thi công công trình biển...

Aground (chạm đáy)

Đáy tàu biển tiếp xúc với đáy biển (sông, hồ...). Thuật ngữ này thường thấy trong thuật ngữ "safe aground" (chạm đáy an toàn) và thường dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến, cho phép người thuê vận chuyển đưa tàu đến cảng hay nơi mà đáy tàu có thể tiếp xúc an toàn với đáy biển (sông, hồ...). Thuật ngữ "safe aground" còn được dùng trong thuật ngữ “not always afloat but safe aground” (không luôn luôn nổi nhưng chạm đáy an toàn).

A.H.R. (trong phạm vi Antwerp – Hamburg)

Từ viết tắt của “Antwerp – Hamburg range”, có nghĩa là những cảng nằm giữa 2 cảng Antwerp và Hamburg, kể cả 2 cảng đầu và cuối (Antwerp và Hamburg). Thuật ngữ này xuất phát từ thuật ngữ "range of ports" (phạm vi các cảng) thường dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến, quy định những cảng mà tàu có thể dỡ hàng (discharge) do người thuê vận chuyển chỉ định vào một thời gian nhất định. Ví dụ: Trong trường hợp từ viết tắt nói trên, một hợp đồng vận chuyển hàng từ Philippines quy định rằng trước khi tàu qua kênh Suez, người thuê vận chuyển phải chỉ định cảng dỡ hàng trong số các cảng từ Antwerp đến Hamburg để chủ tàu/người vận chuyển chuẩn bị thủ tục có liên quan cho tàu kịp thời. Phạm vi cảng thường là một số cảng nằm trên cùng một đường bờ biển.

Allotment note (ủy quyền trích lương)

Văn bản của thuyền viên ủy quyền cho thuyền trưởng hoặc chủ tàu trích một tỷ lệ phần trăm nhất định tiền lương của mình để gửi đều đặn cho một người nào đó.

Austwheat (hợp đồng mẫu Austwheat)

Hợp đồng vận chuyển theo chuyến do Hiệp hội Lúa mỳ Úc (Australian Wheat Board) và Phòng Hàng hải Anh (Chamber of Shipping of the United Kingdom) phối hợp soạn thảo dùng để vận chuyển lúa mỳ và bột mỳ xuất khẩu từ Úc. Tên đầy đủ của hợp đồng này là "Australian Grain Charter".

Sub-let (cho thuê lại)

Cho thuê tàu mà người cho thuê là người thuê tàu/người thuê vận chuyển chứ không phải là chủ tàu/người vận chuyển. Ví dụ: A là chủ tàu/người vận chuyển, cho B thuê tàu thì B là người thuê tàu/người thuê vận chuyển đối với A. B cho C thuê tàu thì B là chủ tàu danh nghĩa (disponent owners)/người vận chuyển và C là người thuê tàu/người thuê vận chuyển. B cho C thuê tàu gọi là "cho thuê lại". Thuật ngữ này còn gọi là "sub-charter".

Square of the hatch (khu dưới miệng hầm)

Khu vực (khoảng không gian) hầm hàng đối diện ngay dưới miệng hầm hàng. Một số loại hàng hóa cần được xếp ở khu vực này để có thể bốc và dỡ hàng mà không cần phải di chuyển vào các góc, các phía bên của hầm hàng hoặc di chuyển từ các nơi đó ra khu vực cửa miệng hầm khi dỡ hàng để tránh hàng hóa có thể bị hư hỏng trong quá trình làm hàng (handling).

Wo/wo (đi bộ lên xuống tàu)

Từ viết tắt của "walk-on/walk-off". Phương pháp bốc hàng lên tàu và dỡ hàng ra khỏi tàu áp dụng với tàu chở động vật sống bằng cách phổ biến nhất là để cho con vật tự đi lên tàu (vào hầm hàng) hoặc đi vào những chuồng, lồng nhốt trên tàu hay container chuyên dùng cho việc này khi "bốc hàng” và tự đi xuống tàu khi "dỡ hàng". Cách thức này cũng được dùng với tàu chở hành khách (hành khách tự đi lên và đi xuống tàu).

Synacomex (hợp đồng mẫu Synacomex)


Hợp đồng vận chuyển theo chuyến dùng để vận chuyển hàng hạt (grain). Tên đầy đủ là “Continent Grain Charter Party”.

Commercial custom (Tập quán thương mại)

Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Một số ví dụ về tập quán quốc tế có thể thấy là Incoterms 2010 (các điều kiện thương mại quốc tế) và UCP 600 (Bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ). Các bên hợp đồng có thể thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại trong giao dịch và giải quyết tranh chấp với điều kiện là tập quán thương mại này không trái với quy định cấm của pháp luật. Tập quán cũng đương nhiên được áp dụng để giải thích ý chí của các bên trong trường hợp hợp đồng thiếu hoặc quy định không rõ một điều khoản nào đó. Ví dụ: Nếu các bên thiếu hoặc quy định không rõ về điều khoản thanh toán (thanh toán đứt đoạn hay gối đầu… trong giao dịch) thì tập quán nơi hợp đồng được giao kết đối với loại giao dịch đó sẽ được áp dụng để bổ sung ý chí cho các bên.

Conbill (mẫu vận đơn conbill)

Vận đơn được Tổ chức Hàng hải quốc tế và Ban-tích (Baltic and International Maritime Council - BIMCO) chấp nhận (approved) để sử dụng khi không ký kết hợp đồng vận chuyển theo chuyến.

Jurisdiction (thẩm quyền tài phán)

Thẩm quyền tài phán là thẩm quyền của một cơ quan, ví dụ như tòa án, trọng tài hoặc cơ quan hành chính (như cơ quan quản lý cạnh tranh…) giải quyết một tranh chấp nào đó. Trong một số trường hợp, thẩm quyền tài phán không được thực hiện đúng như văn bản đã nêu. Ví dụ: Nhiều vận đơn quy định rằng tranh chấp sẽ được giải quyết tại tòa án nơi người vận chuyển có trụ sở chính nhưng trên thực tế người nhận hàng vẫn có thể khởi kiện người vận chuyển tại tòa án ở nước (hay vùng lãnh thổ) có cảng dỡ hàng mà cảng này không thuộc nước (hay vùng lãnh thổ) mà người vận chuyển có trụ sở chính. Chẳng hạn như, vận đơn của chủ tàu/người vận chuyển Việt Nam ghi như trên về quyền tài phán nhưng người nhận hàng Hàn Quốc vẫn có quyền khởi kiện tại tòa án Hàn Quốc đòi bồi thường thiệt hại về hư hỏng, mất mát hàng hóa xảy ra hoặc được phát hiện tại một cảng dỡ hàng của Hàn Quốc.

Contributory value (giá trị đóng góp)

Giá trị tài sản như tàu, hàng hóa… ở vào thời gian cuối của hành trình có tổn thất chung. Đây là cơ sở để tính toán giá trị phải đóng góp của mỗi bên có liên quan trong hành trình để bù đắp vào phần chi phí, tài sản đã bị tổn thất. Ví dụ: Tàu bị mắc cạn khi đang hành trình trên biển. Vì an toàn chung, chủ tàu tuyên bố tổn thất chung, tàu phải dỡ bớt hàng sang tàu khác, thuê tàu kéo để kéo tàu ra khỏi chỗ cạn. Sau khi tàu đến cảng dỡ hàng, giá trị của tàu, hàng hóa… được xác định để tính toán số tiền đóng góp nhằm bù đắp chi phí dỡ hàng sang tàu khác, chi phí thuê tàu kéo và những chi phí có liên quan khác; hoặc một ví dụ khác, tàu đang hành trình thì bị nước biển lọt vào hầm hàng làm cho tàu có nguy cơ bị đắm. Vì an toàn chung, thuyền trưởng tuyên bố tổn thất chung và cho tàu ghé vào cảng gần nhất để dỡ hàng lên bờ, sửa chữa tàu… Những chi phí có liên quan như dỡ hàng, lưu kho, cảng phí, đại lý phí, bốc lại hàng lên tàu, thuê tàu lai dắt ra vào cảng… được tính là chi phí tổn thất chung và được các bên có quyền lợi về tàu, hàng… đóng góp để bù đắp các chi phí nói trên theo tỷ lệ giữa tài sản được cứu và chi phí hợp lý có liên quan.

Average accident (tai nạn có tổn thất)

Tai nạn hàng hải xảy ra đối với tàu biển và có gây ra tổn thất cho tàu. Ví dụ: Do đâm va với tàu khác, tàu bị hư hỏng; tàu bị đắm do gặp bão; tàu bị cháy trong hành trình do chất xếp hàng không cẩn thận. Những tai nạn không gây ra tổn thất cho tàu thì không được gọi là “average accident”. Ví dụ: Tàu bị cướp biển bắt cóc (vì tàu còn nguyên vẹn, không bị hư hỏng).

LS. NGÔ KHẮC LỄ, Vietfracht (biên soạn)
Robin
Robin
Admin

Tổng số bài gửi : 24
Join date : 16/10/2011
Age : 25
Đến từ : Quảng Nam

http://hh10b.forum7.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết