Diễn đàn sinh viên hàng hải
Hãy đăng kí trở thành thành viên của diễn đàn ngay bây giờ để cùng nhau trau đổi và học hỏi bạn nhé!
Hãy góp phần làm cho diễn đàn thêm lớn mạnh bằng việc đăng kí trở thành thành viên diễn đàn và tích cực Post bài.

Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn sinh viên hàng hải
Hãy đăng kí trở thành thành viên của diễn đàn ngay bây giờ để cùng nhau trau đổi và học hỏi bạn nhé!
Hãy góp phần làm cho diễn đàn thêm lớn mạnh bằng việc đăng kí trở thành thành viên diễn đàn và tích cực Post bài.
Diễn đàn sinh viên hàng hải
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Công Ước Lao Động Hàng Hải 2006 và...Việt Nam

Go down

Công Ước Lao Động Hàng Hải 2006 và...Việt Nam Empty Công Ước Lao Động Hàng Hải 2006 và...Việt Nam

Bài gửi  Robin Fri Feb 17, 2012 12:06 am

Công ước Lao động hàng hải, 2006 và việc triển khai thực hiện tại Việt Nam


Ngày 23/02/2006 tại Geneva, Thụy Sỹ, trong phiên họp thứ 94 - Hội nghị các nước thành viên Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), đã thông qua Công ước Lao động hàng hải, 2006 (Maritime Labour Convention, 2006 - MLC). Công ước được xây dựng trên cơ sở tập hợp 68 Công ước về lao động hàng hải đã được ILO thông qua từ năm 1919 hợp nhất thành một công ước nhằm điều chỉnh thống nhất các tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn phù hợp với hoạt động hàng hải hiện nay và loại bỏ những quy định không còn phù hợp.

Theo quy định, Công ước MLC-2006 sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày có 30 quốc gia thành viên với đội tàu có tổng dung tích chiếm 33% tổng dung tích đội tàu biển thế giới phê chuẩn và có hiệu lực đối với các nước thành viên sau 12 tháng kể từ ngày quốc gia thành viên chính thức đăng ký phê chuẩn Công ước. Cho đến nay, Công ước đã được 8 quốc gia thành viên phê chuẩn với tổng dung tích đội tàu chiếm khoảng 45% tổng dung tích đội tàu thế giới. Ngoài ra, 25 quốc gia thành viên EU cũng đang xem xét phê chuẩn Công ước trong năm 2010. Như vậy, Công ước dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực vào cuối năm 2011.

Mục tiêu của Công ước là nhằm xây dựng một khung pháp lý chung bao gồm các quy định, tiêu chuẩn về nguyên tắc, quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên thống nhất, trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia có tàu treo cờ, quốc gia có cảng và quốc gia cung cấp thuyền viên phù hợp với các công ước quốc tế liên quan như: Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển, 1982 (UNCLOS82), Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển, 1974 (SOLAS74), Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn và trực ca cho thuyền viên (STCW78/95), Công ước quốc tế về Quy tắc tránh va trên biển, 1972 (COLREG72), đồng thời bảo vệ thuyền viên trong xu thế toàn cầu hóa của ngành Hàng hải.

Công ước gồm 3 phần chính, cụ thể như sau:

Phần 1. Các điều khoản

Gồm 16 Điều quy định về các từ ngữ, khái niệm cơ bản để hiểu thống nhất trong Công ước; các quyền, nghĩa vụ và nguyên tắc cơ bản của quốc gia thành viên Công ước; trách nhiệm thực thi Công ước; quyền và lợi ích của thuyền viên; quy định về việc tham vấn hiệp hội chủ tàu và thuyền viên... việc gia nhập Công ước, điều kiện để Công ước có hiệu lực và điều kiện sửa đổi, bổ sung Công ước.

Phần 2. Các quy định và nguyên tắc

Gồm 5 đề mục với các tiêu chuẩn bắt buộc A (Standard A) và các hướng dẫn không bắt buộc B (Guideline B), cụ thể như sau:

- Mục 1. Các tiêu chuẩn tối thiểu đối với thuyền viên làm việc trên tàu

Quy định và hướng dẫn về độ tuổi tối thiểu, chứng nhận sức khỏe thuyền viên, đào tạo và cấp chứng chỉ cũng như việc tuyển dụng và thay thế thuyền viên.

- Mục 2. Điều kiện lao động

Quy định và hướng dẫn về hợp đồng lao động, tiền công, số giờ làm việc và nghỉ ngơi của thuyền viên; quyền được nghỉ phép, hồi hương của thuyền viên, định biên an toàn tối thiểu trên tàu, khả năng phát triển kỹ năng và cơ hội tuyển dụng cho thuyền viên.

- Mục 3. Chỗ ở, nơi vui chơi giải trí, thực phẩm phục vụ thuyền viên

Quy định và hướng dẫn về điều kiện ăn, ở, vui chơi giải trí của thuyền viên trên tàu.

- Mục 4. Bảo vệ sức khoẻ, chăm sóc y tế, phúc lợi xã hội và an sinh cho thuyền viên

Quy định và hướng dẫn về bảo vệ sức khỏe và chăm sóc y tế cho thuyền viên trên tàu và trên bờ, việc phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên; quyền được tiếp cận các dịch vụ phúc lợi trên bờ và quyền được hưởng phúc lợi xã hội của thuyền viên cũng như trách nhiệm của chủ tàu trong việc chi trả chi phí điều trị bệnh tật, thương tích hoặc tử vong của thuyền viên khi đang làm việc.

- Mục 5. Điều khoản thi hành

Quy định và hướng dẫn trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện của quốc gia có tàu treo cờ, quốc gia có cảng và trách nhiệm cung cấp lao động. Việc thiết lập hệ thống kiểm tra và cấp giấy chứng nhận lao động hàng hải và tuyên bố tuân thủ Luật Lao động hàng hải cho tàu thuyền treo cờ quốc gia thành viên cũng như kiểm tra sự tuân thủ Công ước của tàu nước ngoài đến cảng đối với quốc gia có cảng.

Phần 3. Các phụ lục

Bao gồm các biểu mẫu hướng dẫn liên quan đến việc thực hiện Công ước như: Giấy chứng nhận lao động hàng hải, Tuyên bố tuân thủ Công ước, Giấy chứng nhận Lao động hàng hải tạm thời.

Những tác động, ảnh hưởng của Công ước đối Việt Nam

Công ước, sau khi có hiệu lực sẽ có những tác động, ảnh hưởng nhất định không những đối với ngành Hàng hải Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới cả một số lĩnh vực khác như bảo hiểm, lao động, y tế, cụ thể như sau:

Tác động, ảnh hưởng đến hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam

Để tuân thủ theo yêu cầu của Công ước, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động, tiền lương, bảo hiểm, phúc lợi xã hội, văn bản điều chỉnh hoạt động hàng hải cũng như một số tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với thiết kế, đóng mới tàu biển cũng cần phải được điều chỉnh cho thống nhất và phù hợp với quy định của Công ước. Công việc này sẽ tiêu tốn thời gian và công sức của các bộ, ngành liên quan. Tuy nhiên nhờ đó chúng ta cũng sẽ có được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, minh bạch, phù hợp với các chuẩn mức chung của luật pháp quốc tế.

Tác động, ảnh hưởng đến đội ngũ thuyền viên

Bằng việc triển khai thực hiện Công ước, đội ngũ thuyền viên sẽ được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp với những điều kiện bảo hộ tốt hơn cho họ, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp đồng lao động, tiền công, điều kiện ăn ở, giải trí, chăm sóc ý tế và phúc lợi xã hội... khi làm việc trên tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài.

Tác động, ảnh hưởng đến đội ngũ chủ tàu Việt Nam

Đội ngũ chủ tàu biển Việt Nam sẽ phải tăng thêm chi phí để bổ sung trang thiết bị cần thiết trên tàu theo quy định của Công ước (chỉ đối với những tàu thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước và được đóng mới sau khi Công ước có hiệu lực); bảo đảm đủ các điều kiện cần thiết để được cấp Giấy chứng nhận lao động hàng hải và Tuyên bố tuân thủ luật lao động. Phải chi trả các phí tổn liên quan đến sức khỏe thuyền viên, việc hồi hương của thuyền viên....

Tác động, ảnh hưởng đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành Hàng hải

Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành Hàng hải phải xây dựng các quy định để kiểm tra, cấp giấy chứng nhận theo quy định của Công ước; quy trình kiểm tra đối với tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài khi đến cảng biển Việt Nam.

Những công việc cần triển khai thực hiện

Ngay sau khi Công ước được thông qua, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của Công ước cũng như những ảnh hưởng, tác động của Công ước đối với hoạt động hàng hải, Cục HHVN, với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành Hàng hải trực thuộc Bộ GTVT, đã tổ chức nghiên cứu sơ bộ nội dung Công ước và có công văn gửi Bộ GTVT đề nghị nghiên cứu gia nhập Công ước. Ngày 19/12/2006, Bộ GTVT đã có công văn số 7939/BGTVT-TCCB giao Cục HHVN xây dựng "Đề án nghiên cứu đề xuất gia nhập Công ước lao động hàng hải, 2006".

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Cục HHVN đã phối hợp với các cơ quan liên quan đến việc quản lý thuyền viên như Bộ Lao động thương binh - Xã hội, Bộ Y tế... tổ chức nghiên cứu xây dựng và hoàn thành Đề án nghiên cứu đề xuất gia nhập Công ước, trình Bộ GTVT trong tháng 10/2009. Đồng thời phối hợp với một số tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức hội thảo nhằm tuyên truyền phổ biến nội dung Công ước cũng như đánh giá tác động, ảnh hưởng của Công ước đối với thuyền viên, chủ tàu và các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật của Việt Nam khi Công ước chính thức có hiệu lực.

Việt Nam là quốc gia ven biển, do đó kinh tế hàng hải đóng vai trò quan trọng và hiện đang ngày càng phát triển. Trong những năm qua, đội ngũ thuyền viên và đội tàu vận tải biển của Việt Nam không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Số lượng thuyền viên làm việc trên tàu nước ngoài cũng liên tục gia tăng. Mặt khác, Việt Nam là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Hàng hải quốc tế và cũng đã gia nhập Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc tham gia vào các định chế quốc tế là cần thiết, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đội ngũ thuyền viên, chủ tàu Việt Nam cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia với tư cách là thành viên công ước, là động lực để chuẩn hóa và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách trong nước, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Để chủ động, sẵn sàng triển khai thực hiện khi Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam, trong thời gian tới, Bộ GTVT, với tư cách là cơ quan chủ trì trình Chính phủ cần sớm có tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định gia nhập Công ước. Đồng thời giao Cục HHVN và các cơ quan liên quan xây dựng chi tiết lộ trình thực hiện và tổ chức nghiên cứu các quy định của Công ước về đào tạo và cấp chứng chỉ thuyền viên, tuyển dụng và thay thế thuyền viên; định biên an toàn tối thiểu trên tàu; cơ chế tham vấn các hiệp hội chủ tàu và thuyền viên; trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện của quốc gia có tàu treo cờ, quốc gia có cảng; các quy định của Công ước về nơi ở và vui chơi giải trí cho thuyền viên trên tàu, bao gồm kích cỡ của các phòng ở, phòng ăn phòng giải trí và các không gian khác; quy định về phòng ngủ cho sỹ quan, số lượng, kích cỡ khu vực vệ sinh, nhà tắm, khu vực y tế; hệ thống chiếu sáng, điều kiện chiếu sáng tối thiểu; hệ thống sưởi, hệ thống thông hơi; trang thiết bị tối thiểu trong phòng. Điều kiện về tiếng ồn, các rung động và các yếu tố khác trên tàu trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Mặt khác, cần phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức nghiên cứu các quy định về trách nhiệm cung cấp lao động, độ tuổi lao động tối thiểu, hợp đồng lao động, tiền công, tiền lương, số giờ làm việc, nghỉ ngơi, điều kiện bảo hộ an toàn lao động; trách nhiệm chi trả chi phí điều trị bệnh tật, thương tích hoặc tử vong của thuyền viên khi đang làm việc và chế độ chính sách bảo hiểm, phúc lợi xã hội liên quan đến thuyền viên quy định tại Công ước và phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, định lượng, khẩu phần ăn của thuyền viên; các điều kiện bảo vệ sức khỏe và chăm sóc y tế của thuyền viên quy định tại Công ước để xem xét, bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan.


ThS. VŨ THẾ QUANG
Cục Hàng hải Việt Nam
Robin
Robin
Admin

Tổng số bài gửi : 24
Join date : 16/10/2011
Age : 25
Đến từ : Quảng Nam

http://hh10b.forum7.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết