Diễn đàn sinh viên hàng hải
Hãy đăng kí trở thành thành viên của diễn đàn ngay bây giờ để cùng nhau trau đổi và học hỏi bạn nhé!
Hãy góp phần làm cho diễn đàn thêm lớn mạnh bằng việc đăng kí trở thành thành viên diễn đàn và tích cực Post bài.

Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn sinh viên hàng hải
Hãy đăng kí trở thành thành viên của diễn đàn ngay bây giờ để cùng nhau trau đổi và học hỏi bạn nhé!
Hãy góp phần làm cho diễn đàn thêm lớn mạnh bằng việc đăng kí trở thành thành viên diễn đàn và tích cực Post bài.
Diễn đàn sinh viên hàng hải
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thuật Ngữ Hàng Hải (2) tt

Go down

Thuật Ngữ Hàng Hải (2) tt Empty Thuật Ngữ Hàng Hải (2) tt

Bài gửi  Robin Thu Feb 16, 2012 11:43 pm

R.t.w. (khắp thế giới, toàn cầu)

Từ viết tắt của “round the world”. Thuật ngữ này thường dùng để nói về phạm vi hoạt động (service) của hãng tàu biển, còn gọi là “luồng hoạt động”, hoặc “khu vực hoạt động” của tàu biển.

Remaining on board (còn lại trên tàu)

Thuật ngữ thường dùng để xác định số lượng dầu, nước ngọt, vật tư dự trữ, hàng hóa… đang còn trên tàu tại một thời điểm nào đó và được viết tắt là “ROB” hoặc “R.O.B.”. Ví dụ: Chủ tàu, người vận chuyển yêu cầu thuyền trưởng báo cáo về lượng dầu, nước ngọt còn lại trên tàu khi đến cảng. Thuyền trưởng trả lời như sau: “Arvd Haiphong P/S 15 Jun 1430lt ROB FO/DO/FW 550/230/120” (Arrived Haiphong Pilot Station on 15 June at 14:30 local time, remaining on board fuel oil 550mt, diesel oil 230mt, fresh water 120mt – tàu đến Trạm hoa tiêu cảng Hải Phòng ngày 15 tháng Sáu, lúc 14:30 giờ địa phương, còn lại trên tàu: FO 550 tấn, DO 230 tấn, nước ngọt 120 tấn). Một ví dụ khác về tàu làm hàng tại cảng. Đại lý báo cáo tình hình dỡ hàng của tàu như sau: “Disch until 20 Jun 1530lt ROB H1/H2/H3 1400/1500/1500mt ETCD 21 Jun 1700lt” (cargo discharge until 20 June, at 15:30 local time, remaining on board Hold No.1/Hold No.2/Hold No.3 1400mt/1500mt/1500mt, expected time of completion of dischage 21 June 1700lt – tàu dỡ hàng tính đến 15:30 giờ địa phương, còn lại trên tàu, Hầm 1/Hầm 2/Hầm 3 1400/1500/1500 tấn, dự kiến dỡ xong hàng ngày 21 tháng Sáu, lúc 17:00 giờ địa phương).

Call forward (cargo) (yêu cầu giao hàng)

Đại lý tàu biển (ship's agent) tại cảng bốc hàng (loading) yêu cầu người giao hàng (shipper), người gửi hàng (consignor) đưa hàng ra tàu vào một ngày giờ cụ thể nào đó để bốc hàng lên tàu.

Call forward (vehicles) (yêu cầu nhận hàng)

Đại lý tàu biển (ship's agent) tại cảng dỡ hàng (discharge) yêu cầu người nhận hàng (consignee, receiver) đưa phương tiện vận chuyển (vehicles) ra dọc mạn tàu vào một ngày giờ cụ thể nào đó để nhận hàng.

Calling-in-point (vị trí báo cáo)

Nơi tàu biển phải thông báo khi đi qua đó (passing). Kèm theo thông báo này, có thể còn có thêm tin thông tin về tình hình tàu, hàng hóa... Ví dụ: Tàu được yêu cầu phải thông báo thời gian đi ngang qua Singapore là thời gian nào (ngày, giờ). Mục đích của yêu cầu này là để chủ tàu (người vận chuyển, người thuê tàu định hạn…) biết được vị trí của tàu nhằm có kế hoạch về thu xếp cầu bến, sửa chữa, cấp dầu, nước, ký hợp đồng vận chuyển cho chuyến tiếp theo… Thuật ngữ này viết tắt là "c.i.p." và còn gọi là "reporting point".

C.E.N.S.A. (Liên đoàn chủ tàu châu Âu và Nhật Bản)

Từ viết tắt của "Council of European and Japanese National Shipowners' Association".

Down to her marks (chở hết tải)

Tình trạng mạn tàu/thân tàu (hull) ngập trong nước đến một mức vạch tải thích hợp (appropriate load line) và vì vậy, tàu không thể bốc thêm hàng lên tàu.

F.h.e.x. (trừ thứ Sáu và ngày nghỉ)


Từ viết tắt của "Fridays and holidays excepted". Thuật ngữ thường dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Theo đó, không tính thứ Sáu và ngày nghỉ vào thời hạn làm hàng (laytime). Ở một số nước, thứ Sáu là ngày nghỉ thay cho Chủ nhật.

Centrocon (hợp đồng mẫu Centrocon)

Hợp đồng vận chuyển theo chuyến dùng để vận chuyển hàng hạt (grain) từ River Plate.

Chopt. (quyền lựa chọn của người thuê vận chuyển)

Từ viết tắt của "in charterers' option". Người thuê vận chuyển có quyền quyết định về một vấn đề nào đó. Ví dụ, thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến về số lượng hàng sẽ bốc lên tàu: “10.000 tấn 5% hơn hoặc kém do người vận chuyển lựa chọn (10,000 MT 5% more or less in charterers’ option). Như vậy, người thuê vận chuyển có quyền quyết định số lượng hàng sẽ bốc lên tàu từ 9.500 tấn đến 10.500 tấn.

Libor (lãi suất Libor)

Từ viết tắt của “London Interbank Offered Rate”, thường được hiểu là lãi suất của các ngân hàng Anh trên thị trường liên ngân hàng ở London. Tuy nhiên, Libor hiện nay không còn giới hạn trong thị trường liên ngân hàng ở London, nó đã trở thành một chuẩn lãi suất cho hầu hết các thị trường liên ngân hàng trên thế giới. Libor là trung bình lãi suất tiền gửi của liên ngân hàng gồm những ngân hàng uy tín nhất thế giới cho các khoản vay lớn với thời gian đáo hạn là qua đêm cho đến một năm. Lãi suất Libor được Hiệp hội các ngân hàng Anh công bố hàng ngày từ 11 giờ đến 17 giờ.

Stripping (rút hàng)

Đưa hàng hóa ra khỏi công-te-nơ. Thuật ngữ này còn gọi là dỡ hàng từ công-te-nơ.

N.v.o.c. (người vận chuyển không có tàu)

Từ viết tắt của “non-vessel owning carrier”. Người hoặc công ty (thường là đại lý giao nhận) không sở hữu hay khai thác tàu nhưng ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa với hãng tàu để vận chuyển hàng cho bên thứ ba và thường phát hành vận đơn thứ cấp (house bill of lading). Thuật ngữ này còn được gọi là “non-vessel owning common carrier” hoặc “non-vessel operating common carrier”.

Unitisation (đơn vị hóa)

Tập hợp hàng hóa thành từng đơn vị có kích thước đều nhau (giống nhau) để vận chuyển. Mỗi đơn vị này gọi là “unit load”.

Free in liner out (miễn phí bốc hàng; phí dỡ hàng do người vận chuyển chịu)

Người vận chuyển không phải trả chi phí bốc hàng lên tàu biển (chi phí này do người thuê vận chuyển hoặc người giao hàng (shipper) trả) nhưng phải trả chi phí dỡ hàng ra khỏi tàu biển. Thuật ngữ này dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến và vì người vận chuyển không kiểm soát (về mặt tốc độ) việc bốc hàng lên tàu nên trong hợp đồng thường có điều khoản về thời hạn bốc hàng và mức tiền phạt tính theo ngày (hoặc một phần của ngày) nếu bốc hàng chậm so với thời hạn đã thỏa thuận. Việc dỡ hàng do người vận chuyển chịu chi phí và thời gian nên tất nhiên là không có mức tiền phạt và thời hạn dỡ hàng. Thuật ngữ này viết tắt là “f.i.l.o” và còn được gọi là “free in liner terms discharge”.

Scanoreconbill (vận đơn mẫu Scanoreconbill)

Vận đơn do Tổ chức Hàng hải Quốc tế và Ban-tích (Baltic and International Maritime Council - BIMCO) phát hành (published) và thường dùng cho hợp đồng vận chuyển theo chuyến mẫu Scanorecon để chở quặng sắt từ Scandinavia.

Extend a cancelling date (gia hạn ngày chấm dứt hợp đồng)


Thuật ngữ thường dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Theo đó, ngày chấm dứt hợp đồng đã thỏa thuận trước đó - ngày mà lẽ ra tàu đã phải đến nơi quy định trong hợp đồng, đã sẵn sàng về mọi mặt để bốc hàng và đưa Thông báo sẵn sàng cho người thuê vận chuyển (hoặc người nhận văn bản này nêu trong hợp đồng) - được kéo dài thêm một thời gian nhất định. Nếu chắc chắn là tàu sẽ đến cảng bốc hàng chậm, chủ tàu/người vận chuyển có thể đề nghị người thuê vận chuyển gia hạn ngày chấm dứt hợp đồng. Nếu người thuê vận chuyển đồng ý, hợp đồng sẽ được điều chỉnh phù hợp với thỏa thuận mới. Nếu không đồng ý, người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trước ngày chấm dứt hợp đồng (đã nêu trong hợp đồng). Có hợp đồng qui định người thuê vận chuyển có quyền tuyên bố chấm dứt hợp đồng trong một khoảng thời gian sau ngày chấm dứt hợp đồng (đã nêu trong hợp đồng). Nếu không có thỏa thuận khác, theo luật của nhiều nước, chủ tàu/người vận chuyển tàu vẫn phải đưa tàu đến cảng dù tàu sẽ đến sau ngày chấm dứt hợp đồng. Ví dụ: Hợp đồng qui định "Laycan 13 - 20/5/2011", cảng bốc hàng là Hải Phòng. Ngày 20/5/2011 là ngày chấm dứt hợp đồng. Nếu trong ngày này tàu không đến cảng Hải Phòng, sẵn sàng về mọi mặt để bốc hàng và đưa Thông báo sẵn sàng thì người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng. Đến ngày 18/5, vì một lý do nào đó, chủ tàu/người vận chuyển biết chắc chắn là tàu không thể đến kịp Hải Phòng ngày 20/5 thì có thể đề nghị người thuê vận chuyển ra hạn ngày chấm dứt hợp đồng đến 22/5/2011. Nếu người thuê vận chuyển đồng ý, ngày 22/5 là ngày chấm dứt hợp đồng mới. Nếu người thuê vận chuyển không đồng ý gia hạn hợp đồng thì có thể tuyên bố chấm dứt hợp đồng vào ngày 18/5 (ngày nhận được thông báo về tàu đến chậm) hoặc ngày 19/5 (tùy hợp đồng quy định, trước ngày chấm dứt hợp đồng). Cũng có hợp đồng quy định người thuê vận chuyển có quyền tuyên bố chấm dứt hợp đồng trong khoảng thời gian từ ngày 18/5 đến ngày 22/5 (sau ngày chấm dứt hợp đồng) trong khi tàu vẫn phải tiếp tục chạy đến cảng bốc hàng.

Fertivoy (Hợp đồng mẫu Fertivoy)


Hợp đồng mẫu vận chuyển theo chuyến dùng để vận chuyển phân bón (fertiliser) từ Mỹ và Canada. Tên đầy đủ của hợp đồng này là “North American Fertilizer Charter-party”.

Minimum charge (cước tối thiểu)

Mức tiền cước thấp nhất mà người vận chuyển, người giao nhận, người đại lý tính cho một lô hàng, bất kể trọng lượng của lô hàng là bao nhiêu.

LS NGÔ KHẮC LỄ, Vietfracht (biên soạn)

Robin
Robin
Admin

Tổng số bài gửi : 24
Join date : 16/10/2011
Age : 25
Đến từ : Quảng Nam

http://hh10b.forum7.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết