Diễn đàn sinh viên hàng hải
Hãy đăng kí trở thành thành viên của diễn đàn ngay bây giờ để cùng nhau trau đổi và học hỏi bạn nhé!
Hãy góp phần làm cho diễn đàn thêm lớn mạnh bằng việc đăng kí trở thành thành viên diễn đàn và tích cực Post bài.

Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn sinh viên hàng hải
Hãy đăng kí trở thành thành viên của diễn đàn ngay bây giờ để cùng nhau trau đổi và học hỏi bạn nhé!
Hãy góp phần làm cho diễn đàn thêm lớn mạnh bằng việc đăng kí trở thành thành viên diễn đàn và tích cực Post bài.
Diễn đàn sinh viên hàng hải
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Việt Nam khi gia nhập công ước LĐHH

Go down

Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Việt Nam khi gia nhập công ước LĐHH Empty Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Việt Nam khi gia nhập công ước LĐHH

Bài gửi  Robin Fri Feb 17, 2012 12:09 am

Thuận lợi, khó khăn khi gia nhập Công ước của Việt Nam khi gia nhập công ước lao động hàng hải

Thuận lợi

Việc tổ chức thực hiện Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Xuất khẩu lao động, Luật Bảo hiểm, Luật Y tế, Luật Ký kết gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế các văn bản pháp luật khác có liên quan trong thời gian qua là bước chuẩn bị cơ bản, tạo được những điều kiện ban đầu rất quan trọng trước khi gia nhập Công ước.

Việt Nam là thành viên Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, là thành viên chính thức của ILO năm 1950, là quốc gia đã ký kết 15 điều ước quốc tế và 17 hiệp định hàng hải với các nước đều có liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước tại cảng biển. Hơn nữa, với tư cách là một quốc gia ven biển, quốc gia cảng biển và quốc gia có tàu mang cờ và lực lượng lao động dồi dào; đồng thời, Việt Nam là thành viên của các công ước có liên quan như: SOLAS 74/78, STCW 78/95, MARPOL 73/78 và một số công ước liên quan khác của IMO, nên việc tham gia MLC sẽ góp phần nâng cao uy tín quốc gia và là cơ sở bảo đảm quyền, nghĩa vụ của thuyền viên Việt Nam cũng như phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với thuyền viên thông qua việc triển khai kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đối với tổ chức quản lý thuyền viên, thuyền viên, tàu biển phù hợp với quy định Công ước để cấp các giấy chứng nhận mới như Cam kết thực thi Công ước và Giấy chứng nhận lao động hàng hải cho các tàu biển có dung tích trên 500GT hoạt động tuyến quốc tế sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ thuyền viên Việt Nam hiện nay đáp ứng yêu cầu việc quản lý, khai thác hiệu quả đội tàu biển có kỹ thuật hiện đại.

Khi tham gia Công ước, quốc gia thành viên đưa ra những quy định về điều kiện làm việc của thuyền viên trên tàu biển giúp giảm thiểu sự cạnh tranh không lành mạnh với các tàu không tuân thủ Công ước. Đồng thời, tàu biển của quốc gia thành viên được cấp các loại giấy chứng nhận phù hợp giúp giảm thiểu việc bị kiểm tra hoặc lưu giữ tại các cảng nước ngoài.

Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày có 30 nước thành viên với đội tàu có trọng tải chiếm 33% tổng trọng tải đội tàu biển thế giới phê chuẩn. Công ước sẽ có hiệu lực đối với các nước thành viên sau 12 tháng kể từ khi Công ước có hiệu lực. Do có tính khả thi cao hơn các công ước trước đây nên mức độ yêu cầu tỷ lệ số nước thành viên và tỷ lệ trọng tải đội tàu thông qua cao hơn.

Ngoài ra, Nghị quyết của Hội nghị mà chủ yếu là Chính phủ các nước là thành viên ILO 30 nước thành viên đầu tiên phê chuẩn tham gia Công ước thì Công ước mới có hiệu lực và cấp các loại GCN lao động hàng hải cho tàu biển, thuyền viên và tổ chức quản lý thuyền viên của quốc gia này. Sau đó công việc kiểm tra sẽ do chính quyền hàng hải tại cảng biển thực hiện. Do vậy, đây là yếu tố giúp các quốc gia thành viên có đủ thời gian chuẩn bị trong việc triển khai thực thi ngay sau khi Công ước có hiệu lực với quốc gia mình.

Thủ tục gia nhập Công ước đơn giản và không phải đóng góp bất kỳ khoản lệ phí nào.

Khó khăn

Pháp luật Việt Nam về hàng hải, lao động và các lĩnh vực liên quan khác thể hiện chủ trương của Đảng và ý chí của Nhà nước đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan chưa đầy đủ và đồng bộ để bảo đảm thực thi các cam kết theo quy định của Công ước.

Trên thực tế, mặc dù việc tham khảo ý kiến ba bên ở nước ta đã được quy định và thực hiện, nhưng nhận thức của các bên liên quan về vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế, cơ chế tham khảo ý kiến vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quả tham khảo ý kiến chưa đạt như mong muốn. Tuy nhiên, đây là những khó khăn không thuộc về bản chất và dần dần sẽ được khắc phục.

Để đáp ứng quy định của Công ước, chủ tàu, tổ chức quản lý thuyền viên phải đầu tư, lắp đặt bổ sung các trang thiết bị trên tàu biển; điều chỉnh lương, chế độ phụ cấp, bảo hiểm, định lượng tiền ăn bảo đảm điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của thuyền viên.

Chính phủ của các nước có quy định pháp luật khác nhau đối với tàu biển và thuyền viên liên quan đến tiêu chuẩn lao động. Điều này khó khăn trong việc bảo đảm các quyền lợi của thuyền viên do chồng chéo, không đồng bộ của các quy định giữa các quốc gia là thành viên Công ước.

Việc thực thi các tiêu chuẩn liên quan đến nghĩa vụ xã hội, sử dụng lao động và điều kiện lao động của thuyền viên là một trong những khó khăn đối với chính quyền hàng hải của các quốc gia do thiếu những chuyên gia về lĩnh vực xã hội học.

Một số nội dung của Công ước mà Việt Nam chưa thể thực hiện được cần xem xét để bảo lưu theo quy định của Công ước.

Đề xuất lộ trình gia nhập Công ước

Đề nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định gia nhập Công ước theo lộ trình dự kiến như sau:

Từ tháng 10 đến 6/2010: xin ý kiến các bộ, ngành liên quan và hoàn chỉnh Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định gia nhập Công ước.

Từ tháng 6/2010 đến 02/2011: tiến hành thủ tục gia nhập Công ước sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Từ tháng 3/2011: triển khai tổ chức thực hiện Công ước sau khi được ILO thông báo Việt Nam chính thức là thành viên Công ước.


ThS. TRỊNH THẾ CƯỜNG
Cục Hàng hải Việt Nam
Robin
Robin
Admin

Tổng số bài gửi : 24
Join date : 16/10/2011
Age : 25
Đến từ : Quảng Nam

http://hh10b.forum7.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết