Diễn đàn sinh viên hàng hải
Hãy đăng kí trở thành thành viên của diễn đàn ngay bây giờ để cùng nhau trau đổi và học hỏi bạn nhé!
Hãy góp phần làm cho diễn đàn thêm lớn mạnh bằng việc đăng kí trở thành thành viên diễn đàn và tích cực Post bài.

Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn sinh viên hàng hải
Hãy đăng kí trở thành thành viên của diễn đàn ngay bây giờ để cùng nhau trau đổi và học hỏi bạn nhé!
Hãy góp phần làm cho diễn đàn thêm lớn mạnh bằng việc đăng kí trở thành thành viên diễn đàn và tích cực Post bài.
Diễn đàn sinh viên hàng hải
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thuật Ngữ Hàng Hải (1)

Go down

Thuật Ngữ Hàng Hải (1) Empty Thuật Ngữ Hàng Hải (1)

Bài gửi  Robin Thu Feb 16, 2012 11:40 pm

THUẬT NGỮ HÀNG HẢI (1)

Combiconbill (vận đơn mẫu Combiconbill)

Vận đơn vận tải đa phương thức (combined transport) do Tổ chức Hàng hải Quốc tế và Ban-tíc (Baltic and International Maritime Council) thông qua (adopted).

Continental shelf (thềm lục địa)

Khu vực gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ngoài lãnh hải đến mép ngoài của rìa lục địa. Nếu khoảng cách từ đường cơ sở (baseline) đến rìa lục địa dưới 200 hải lý (nautical mile) thì thềm lục địa được tính đến 200 hải lý. Nếu khoảng cách từ đường cơ sở đến rìa lục địa trên 200 hải lý thì ranh giới thềm lục địa được xác định là đường cách đường cơ sở không quá 350 hải lý hoặc là đường cách đường nối các điểm đẳng sâu 2500 mét (2,500 metre isobath) một khoảng cách không quá 100 hải lý và khoảng cách giữa 2 điểm đẳng sâu không quá 60 hải lý. Quốc gia ven biển có quyền thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Đây là các quyền có tính chất đặc quyền, không ai có quyền thăm dò, khai thác nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven bờ. Quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào. Các quốc gia khác được quyền đi lại (hành hải) tại vùng biển phía trên thềm lục địa theo quy định của từng vùng và được quyền lắp đặt các thiết bị ngầm (dây cáp, ống dẫn...) trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia ven biển.

Cone (gù)

Thiết bị để cố định một container xếp trên một container khác bằng cách sử dụng thiết bị định góc (corner castings), thường gọi là “lỗ khóa gù”. Thiết bị này thường dùng để xếp công te nơ đối với những tàu không có sẵn hệ thống định vị (cell guides). Thuật ngữ này còn gọi là “locating cone”.

Body corporate (mua bán giữa các công ty)

Thuật ngữ ghi trên chứng thư bán tàu biển (Bill of sale), có nghĩa là việc mua bán được tiến hành giữa các công ty (thông thường, bên bán có thể là một hoặc nhiều công ty, bên mua cũng là một công ty). Chứng thư này chỉ do bên bán tàu ký. Nếu bên bán là 2 công ty, hoặc nhiều hơn 2 công ty (ví dụ: 2 công ty cùng sở hữu 1 tàu, bán cho 1 công ty), họ thường ủy quyền cho 1 người ký chứng thư thay mặt cho các công ty và trên chứng thư đó ghi rõ tỷ lệ sở hữu của mỗi công ty ở phía trên phần ký tên. Ví dụ: Thay mặt công ty A (sở hữu 90% trị giá tàu) và công ty B (sở hữu 10 % trị giá tàu).

Sto/ro (xếp hàng/tự hành)

Từ viết tắt của "stow" và "roll". Hàng được bốc lên tầu và dỡ ra khỏi tàu bằng cần cẩu của tàu, cần cẩu bờ (lift-on/lift-off) hoặc tự hành (roll-on/roll-off) nhưng được xếp, sắp đặt (stow) vào hầm hàng theo cách phổ biến là dùng xe nâng hàng (forklift truck). Cách bốc dỡ này không dùng cho phương thức vận chuyển hàng hóa bằng công-te-nơ.

Sub-freight (tiền cước cho thuê lại)

Tiền cước do người đi thuê lại (sub-charterer) trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charterparty) trả cho người thuê vận chuyển theo chuyến. Người đi thuê lại trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến là người hoặc công ty thuê tàu (để vận chuyển hàng hóa) của một người hay công ty mà người này cũng chỉ là người đi thuê tàu biển. Ví dụ: “C” là người thuê vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến với “B” nhưng “B” cũng chỉ là người hoặc công ty thuê tàu của chủ tàu hay người vận chuyển “A”. “B” là “người thuê vận chuyển” đối với “A” nhưng “B” cho “C” thuê lại tàu (để vận chuyển hàng hóa) nên được gọi là “người vận chuyển” đối với “C”; còn “C” được gọi là “người đi thuê lại”. Tiền cước vận chuyển hàng hóa mà “C” trả cho “B” gọi là “tiền cước cho thuê lại”.

Nomenclature (hệ thống đặt tên, danh pháp)


Hệ thống dùng để liệt kê tên các loại vật tư, phụ tùng, hàng hóa … Ví dụ như, Hệ thống tính cước Brúc-xen (Brussels Tariff Nomenclature) dùng để phân loại tất cả các loại hàng hóa vận chuyển quốc tế.

Bank guarantee (bảo lãnh ngân hàng)

Cam kết bằng văn bản của ngân hàng về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

Sand bar (cồn cát)

Bãi cát ở cửa sông làm hạn chế khả năng tàu có thể vào cảng phía trong sông. Trong nhiều trường hợp tàu phải dỡ bớt hàng (chuyển tải) sang sà lan hay tàu nhỏ để có thể vượt qua cồn cát vào cảng dỡ nốt hàng. Tương tự như vậy, tàu chỉ bốc được một phần hàng tại cầu cảng để có thể vượt qua cồn cát, sau đó bốc nốt phần hàng còn lại. Thuật ngữ này còn gọi là “bar”.

Single-point buoy mooring (neo phao đơn)

Hệ thống phao dùng để buộc tàu chở dầu cỡ lớn tại các mỏ khai thác dầu và buộc tàu khi tàu dỡ hàng bằng cách bơm dầu qua các đường ống vào nhà máy lọc dầu… Hệ thống phao này giúp cho việc không phải xây dựng cầu cảng nước sâu dành cho những tàu cỡ lớn như vậy. Thuật ngữ này còn được gọi là “single buoy mooring”.

Load displaclement (trọng lượng giãn nước toàn phần)

Trọng lượng bao gồm trọng lượng thân tàu (vỏ tàu), máy móc, trang thiết bị, phụ tùng, hàng hóa, nhiên liệu, nước ngọt, thuyền viên khi tàu ở đường (nước) chuyên chở mùa hè (Summer load line). Chênh lệch giữa “trọng lượng giãn nước toàn phần” và “trọng lượng giãn nước tịnh” gọi là trọng tải của tàu (ship’s deadweight). Thuật ngữ này còn được gọi là “loaded displacement”.

Sovcoal (hợp đồng mẫu Sovcoal)

Hợp đồng mẫu vận chuyển theo chuyến do Tổ chức Hàng hải Quốc tế và Ban-tíc (Baltic and International Maritine Coincil - BIMCO) phát hành dùng để vận chuyển than từ các nước thuộc Liên Xô trước đây.

Semi-submersible heavy-load vessel (tàu chở hàng nặng nửa nổi, nửa chìm)

Loại tàu chở hàng nặng với phương pháp bốc hàng (đưa hàng lên tàu) bằng cách: trước hết cho một phần tàu chìm xuống nước để hàng hóa trong tình trạng nổi di chuyển đến vị trí đã định trước trên boong tàu. Sau đó, cho tàu nổi lên để tiếp xúc với hàng hóa. Có thể hình dung một cách đơn giản là tàu “nằm xuống” (bơm nước vào tàu cho tàu ngập đến mức cần thiết, trông như một con tàu sắp chìm). Sau đó “hàng hóa” tự di chuyển hoặc được kéo vào vị trí định sẵn ở phía trên boong tàu. Tàu được bơm nước ra và dần dần nổi lên để “gặp” hàng hóa. Phương pháp này thường dùng để chở những loại hàng siêu trường, siêu trọng như chân đế, khung các giàn khoan biển, các thiết bị thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi khác, khung và dầm cầu...

Corner fittings (lỗ khóa gù)

Lỗ tại 8 góc công te nơ, có các kích thước tiêu chuẩn dùng để lắp các khóa gù (twist lock) nhằm giữ công te nơ ở vị trí đã định. Thuật ngữ này còn gọi là “corner castings”.

Black gang (nhóm đen)

Tiếng lóng để chỉ người làm ở bộ phận máy (engine department) trên tàu biển.

Funnel mark (dấu hiệu trên ống khói)

Hình ảnh, chữ số, ký hiệu, biểu tượng… hoặc kết hợp của những yếu tố này được sơn, khắc trên ống khói của tàu biển dùng để dễ dàng nhận dạng tàu biển, chủ tàu… trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra, dấu hiệu này còn có tác dụng quảng cáo, giới thiệu về hãng tàu hoặc nước mà tàu treo cờ (với hình quốc kỳ trên ống khói).

UNCLOS 1982 (Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982)

Từ viết tắt của “United Nations Convention on the Law of the Sea”. Công ước được thông qua ngày 30/4/1982, mở cho các nước ký kết ngày 10/12/1982 và có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Những sự kiện mới nảy sinh về biển kể từ các Hội nghị của Liên hiệp quốc về luật biển trước đó (năm 1958 và 1960) làm tăng thêm sự cần thiết phải có một Công ước mới về luật biển có thể được mọi người chấp nhận và những vấn đề về các vùng biển có liên quan chặt chẽ với nhau, cần được xem xét một cách đồng bộ. Công ước nhằm quy định và giải quyết, trên tinh thần hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, mọi vấn đề liên quan đến luật biển, giữ gìn hòa bình, công lý và tiến bộ cho tất cả các dân tộc trên thế giới. Nội dung chính của Công ước (gồm cả các phụ lục, nghị quyết) quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển cả, quyền, nghĩa vụ của quốc gia ven bờ, quốc gia không có biển… Công ước còn quy định về quyền tự do đi lại, thăm dò, khai thác, phân chia tài nguyên biển, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, bảo tồn, phát triển tài nguyên sinh vật biển, giải quyết tranh chấp về biển, các loài cá di cư xa, cơ sở điều chỉnh việc thăm dò, khảo sát và khai thác, qui chế của Tòa án quốc tế về luật biển, trọng tài…

Sovcoalbill (vận đơn mẫu Sovcoalbill)

Vận đơn mẫu dùng để vận chuyển than từ các nước thuộc Liên Xô trước đây theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến mẫu Sovcoal do Tổ chức Hàng hải Quốc tế và Ban-tíc (Baltic and International Maritine Coincil - BIMCO) phát hành.

LS. NGÔ KHẮC LỄ, Vietfracht (biên soạn)
Robin
Robin
Admin

Tổng số bài gửi : 24
Join date : 16/10/2011
Age : 25
Đến từ : Quảng Nam

http://hh10b.forum7.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết